VĂN THƠ



HỘI - NGỘ  CẢNH - SÁT QUỐC- GIA  MÙA  HOA  ANH - ĐÀO  2012

***************** 

 
     Hng năm, Hội Cảnh Thân Hữu Cựu CSQG Vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận đều tổ chức tiệc Xuân cũng như tham gia các sinh hoạt bên cạnh Cộng Đồng người Việt Quốc gia tại địa phương trong các hoạt động về văn hóa, xã hội , tôn giáo cũng như chính trị…   Nhen nhúm từ hoài bảo đã có từ lâu cũng như từ sau lần họp mặt trong ngành CSQG tại San Jose, California năm 2011; một số anh em trong Hội cùng sự đồng thuận của đa số thành viên trong BCH đã đi đến một quyết định đặc biệt: Năm 2012, thay vì tổ chức tiệc Xuân như các năm trước, Hội sẽ tổ chức một cuộc họp mặt cho tất cả quý niên trưởng và các chiến hữu CSQG từ nhiều nơi về vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
   Từ đó BCH Hội liên tiếp mở các phiên họp để thành lập Ban Tổ chức và hoạch định kế hoạch nhằm xúc tiến việc tổ chức lần họp mặt quan trọng nầy. Đến 16 tháng 10 năm 2011 BTC đã phổ biến Bức Tâm Thư thông báo và mời Quý Niên trưởng cùng tất cả các chiến hữu CSQG và gia đình ở khắp mọi nơi về vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn để tham dự:   
              HỘI- NGỘ CẢNH- SÁT QUỐC- GIA - MÙA HOA ANH- ĐÀO 2012
từ 30 tháng 3 đến ngày 2 tháng 4 năm 2012 với lịch trình chi tiết được phổ biến tại
   Ban Tổ Chức Đại Hội Hoa Anh Đào lần nầy rất vui mừng vì đã được nhiều niên trưởng và đồng nghiệp từ các nơi đã hưởng ứng lời mời về tham dự thật đông :

* TIỆC TIỀN HỘI NGỘ: Tối ngày 30 tháng 3 là Tiệc Tiền Hội ngộ, tại nhà hàng Harvest Moon, Fallschurch, VA. Với sự điều khiển chương trình của ch/h Nguyễn bá Tâm ( Trưởng Ban Văn nghệ của Hội ) và ch/h Nguyễn ngọc Tuấn ( từ Nam California ).  Vì là tiệc họp mặt nội bộ nên BTC chỉ dành cho quý niên trưỏng cùng quý chiến hữu và gia đình trong ngành nhưng số thành viên tham dự đến hơn 150 người mà đa số và ưu tiên là quý vị từ xa về trong bầu không khí thật vui tươi và đầy tình nghĩa giữa những người cùng màu cờ sắc áo, trong tình thầy trò, tình huynh đệ, tình đồng nghiệp cũng như tình chiến hữu thân thương gắn bó. Trong buổi tiệc nầy, ngoài phần nghi thức khai mạc: Chào cờ Hợp Chủng Quốc Hoa kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và Phút mặc niệm là các phần:
   - Lời chào mừng và giới thiệu khách tham dự của Trưởng Ban Tổ chức, ch/h Hà văn Sang ( sẽ giới thiệu đầy đủ quý đồng nghiệp từ xa về tại buổi tiệc Xuân ).
  - Lý do và ý nghĩa lần tổ chức Đại hội: Kế đó, Hội trưởng Hội Cảnh Sát Quốc gia HTĐ, ch/h Đỗ như Thạch trình bày lý do và ý nghĩa việc tổ chức lần Đại Hội nầy.
  - Sự hình thành và diển tiến hoạt động của Hội: Sau đó ch/h Nguyễn văn Toàn, cựu Hội trưởng và cũng là một trong những vị sáng lập ra Hội Thân Hữu CSQG Miền Đông Hoa Kỳ trình bày diển tiến của Hội qua các thời kỳ mà đến nay có danh xưng là Hội Thân Hữu Cựu Cảnh Sát Quốc Gia VNCH Vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận…
  - Những lời tâm sự: Tiếp theo là những lời tâm tình thân mật của niên trưởng Đào Quan Hiển, nguyên CHT/ CSQG Vùng 3, dịp nầy niên trưởng cũng nói qua sự hình thành của ngành CSQG qua các thờì kỳ…Trong lúc quý niên trưởng và quý chiến hữu dùng tiệc , chiến hữu Nguyễn thanh Giàu ( CA ) đại diện đồng nghiệp ở xa về phát biểu cảm tưởng về Đại Hội. Sau đó hậu duệ Đàm thu Phương, trưởng nữ của cố Đ/tá Đàm trung Mộc, Viện trưởng đầu tiên của Học viện CSQG/VNCH cũng bày tỏ tình cảm sâu đậm khi về dự Đại Hội nầy. Đặc biệt ch/h Lý ký Hoàng ( về từ Thái Lan ) cũng góp lời tâm sự rất nghĩa tình nhất là khi nói lên vài câu tiếng Thái để chào mừng mọi người…
  - Phần Văn nghệ: Bên cạnh đó, buổi tiệc nầy có một phần văn nghệ rất “ cây nhà lá vườn “ còn gọi là “ ta hát cho nhau nghe “cũng rất hấp dẩn qua các giọng ca của: chị Hồng Hà và chị Mai hoàng Lan ( MN ), ch/h Bùi Bá Ban ( TX ), hậu duệ Tịnh Ý ( về từ Nhật Bản , là cháu của ch/h Trần văn Tý, CA ) trình bày một bản nhạc tình cảm bằng tiếng Nhật thật hay. Tiếp theo là sự đóng góp của các ch/h: Nguyễn văn Cư ( CA ), Nguyễn ngọc Đa ( Nebraska ), Lê văn Hoan ( Hội trưởng CSQG Dallas,TX ), anh chị Nguyễn bá Tâm ( VA ), Nguyễ thanh Giàu ( CA ), Nguyễn văn Đặng, ( kèn tây ) cùng phu nhân là ca sĩ Kiều Nga ( VA )…Một buổi tiệc vui tươi với chương trình văn nghệ rất phong phú, đa dạng  trong bầu không khí thân tình của những người đồng nghiệp mà có khi đã từ lâu chưa một lần được gặp. Quý niên trưởng và quý chiến hữu bận lo tâm tình và quyến luyến nhau mãi tới hơn mười một giờ khuya mới chịu chia tay để dành sức cho buổi tiệc Xuân tối hôm sau. Đặc biệt, gần tới giờ chót niên trưởng Nguyễn kim Phùng ( VA ) , cựu Dân biểu Đệ  Nhị  Cộng Hòa cũng là cựu Giảng sư Học viện CSQG đã đến với buổi tiệc và sau đó theo các ch/h về khách sạn để tiếp tục tâm tình, nhắc lại “ chuyện xưa tích cũ “ của những ngày xưa thân ái cho đến khuya mới chia tay…Thật rất nghĩa tình và tràn đầy kỷ niệm…

 * TIỆC XUÂN HOA ANH ĐÀO 2012:  Đến tối ngày 31 tháng 3 năm 2012 là buổi tiệc chánh của Đại hội được tổ chức tại nhà hàng Thần tài, Fallschurch, VA. Với số lượng người tham dự lên tới hơn 600 người, chật hết nhà hàng, ngoài sức tưởng tượng của BTC, đến đổi trước đó một tuần BTC đã phải xin lỗi để cancel một số đông khách địa  phương rất thân quen để được nhường chỗ cho khách từ xa về. Khách tham dự Dạ tiệc Dạ vũ nầy gồm quý vị cao niên, quý niên trưởng cũng như quý chiến hữu CSQG và gia đình từ các nơi và tại địa phương. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các Hội đoàn, các Cơ quan truyền thông báo chí cùng các Đồng hương thân hữu…

      Buổi Dạ tiệc Dạ vũ Mùa Xuân 2012 được điều khiển bởi hai MC chánh là ch/h Hồ văn Tâm ( VA ) và ch/h Thái văn Hòa ( về từ Bắc CA ), ban nhạc The Red Sun cùng sự hiện diện của nữ ca sĩ  Diễm Liên ( CA ), nam ca sĩ Thiền Vị ( Maryland ), đặc biệt có sự đóng góp của nữ ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh ( VA ), chuyên về nhạc đấu tranh , cô cũng là ái nữ của cố Đ/tá Nguyễn văn Y nguyên Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Công An thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Cùng sự góp vui của một số ca sĩ nghiệp dư mà đa số trong ngành CSQG.
Trưóc khi bắt đầu , MC Thái văn Hòa thông qua chương trình buổi Dạ tiệc Dạ vũ. Ch/ h Hòa rất khiêm nhường khi cho biết là vì buổi tiệc rất đông khách cũng như tại vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn là Thủ đô chính trị cũng là trung tâm quyền lực của Hoa Kỳ nên sợ không kham nỗi trọng trách MC cho lần đầu tiên đến đây. Tuy nhiên sau buổi tiệc, có rất nhiều người tham dự đã ngợi khen hai MC lần nầy,nhất là MC Thái văn Hòa.
 Sau nghi thức khai mạc gồm chào cờ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và Phút Mặc niệm là bản hợp ca Cảnh Sát Quốc Gia Hành Khúc của Y Vân do Ban Họp Ca của Hội Cảnh Sát Quốc Gia trình bày. Tiếp theo, chiến hữu Đỗ như Thạch, Hội trưởng Hội CSQG/ HTĐ giới thiệu khách tham dự:
  * Khách mời và các đơn vị, hội đoàn gồm: Trung tướng Lữ Lan và phu nhân, ông Đỗ hồng Anh, Chủ tịch Cộng Đồng VA,DC và MD và phu nhân, T/s Tạ cự Hải, Chủ tịch Liên hội Cựu Chiến Sĩ VNCH  VA,DC và MD và phu nhân, ông Đoàn hữu Định, Tổng Hội trưởng Tổng Hội Kỷ thuật và phu nhân, Học giả Nguyễn phú Thứ đến từ Paris, Pháp quốc, ngoài ra các đơn vị trưởng hoặc đại diện các đơn vị, hội đoàn như: Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Thuần Túy, Hội Cao Niên, Học Viện Quốc gia Hành chánh, Gia đình Mũ đỏ, TQLC, Vỏ bị Đà lạt, Vỏ khoa Thủ Đức, Hải Quân, Không Quân, Petrus Ký, Hội Văn bút MĐHK, Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam Vùng HTĐ,…( xin được cáo lỗi và cám ơn Hội Ái Hữu Nữ Trung học Gia Long Miền Đông Hoa Kỳ và nhiều thân hữu đã vui lòng không đến dự tiệc theo yêu cầu của BTC để nhường chỗ cho quý khách từ xa về ).
 * Quý niên trưởng và chiến hữu trong ngành CSQG :
-       N/trưởng Lê sơn Thanh ( TX ), Phụ tá Hành chánh  Tổng Nha CSQG/VNCH và  phu nhân.
-       N/ trưởng Đ/tá Đào quan Hiển ( VA ) , cựu Giám đốc Nha CSQG Vùng 3 và  phu nhân.
-       N/tr. Lê văn Tạo ( VA ), Chánh Văn phòng BTL CSQG/ VNCH
-       N/tr. Hồ anh  Triết ( TX ) , nguyên Gám đốc Ngành Đặc biệt BCH/CSQG  Khu I và phu nhân.
-       Giảng sư Tiến sĩ Trần an Bài ( Bắc CA ) cựu Giảng sư Học viện CSQG/ VNCH và phu nhân.
-       Niên trưởng Nguyễn ngọc Võ ( WA ), cựu Giảng Sư Học Viện CSQG và phu nhân. ( cùng sự có mặt của Ô, Bà Nuyễn tường Đằng, bào đệ của nhà văn Nguyễn tường Tam )
-       Niên trưởng  Phan trung Chánh ( PA ), cựu  Giảng sư Học viện CSQG/VNCH và phu nhân.
-       Niên truởng Nguyễn tấn Cường, nguyên Giám đốc Nha Kỷ Thuật BTLCSQG/ VNCH và phu nhân.
-       Niên trưởng  Ngô phi Đạm ( MD ), nguyên Chánh sở Công tác Ngành Đặc biệt BCH/CSQG Khu I và phu nhân.
               -     Niên trưởng Trần văn Công , nguyên CHT CSQG Q 6….
  * Các chiến hữu và hậu duệ cùng gia đình đến từ nhiều nơi gồm:
-       Phái đoàn từ Bắc California
-       Phái đoàn từ Nam California.
-       Phái đoàn CSDC thuộc Biệt Đoàn 222 CSDC
-       Các chiến hữu thuộc Lực lượng Giang Cảnh,
-       Phái đoàn từ Houston,  Texas.
-       Phái đoàn từ Dallas, Texas.
-       Phái đoàn từ Minnesota.
-       Phái đoàn đến từ Illinois, Chicago
-       Phái đoàn đến từ Boston, Massachusett.
-       Phái đoàn từ Nebraska.
-       Phái đoàn từ N. Carolina.
-       Phái đoàn từ S. Carolina
-       Phái đoàn từ Florida.
-       Phái đoàn từ Georgia.
-       Phái đoàn từ Pennsylvania.
-       Phái đoàn từ New Jersey.
-       Phái đoàn từ New York.
-       Phái đoàn từ Colorado…
   + Các nơi ngoài Hoa Kỳ:
            -     Đến từ Vương quốc Thái lan, chiến hữu Lý ký Hoàng ( chỉ dự Tiệc Tiền Hội Ngộ, vì có việc riêng nên hôm sau phải trở về Thái-lan gấp ).
-       Đến từ Canada, hậu duệ Đàm Thu Phương, ái nữ của cố Đại tá Đàm trung Mộc, Viện trưởng Học viện CSQG/ VNCH
-       Đến từ Nhật bản, hậu duệ Nguyễn tịnh Ý,
-       Cũng như sự hiện diện của quý chiến hữu và gia đình tại địa phương như Virginia, Washington DC và Maryland…
* Các Đơn vị Truyền thông, Báo chí gồm:
-       Đài Truyền hình SBTN: các anh Đậu thanh Vân, chị Minh Thúy và chị Bảo Lộc
-       Đài Truyền hình Hoa Thịnh Đốn gồm: anh Nguyễn Phúc và chị Bạch Mai
-       Phóng viện độc lập: chị Tuyết Mai.
-       Quay phim đặc biệt cho Đại Hội: Danh Hồ
Sau phần giới thiệu thành phần tham dự, chiến hữu Hà văn Sang thay mặt BTC ngỏ lời chào mừng quan khách và tuyên bố khai mạc Buổi Dạ tiệc Dạ vũ Mùa Xuân Hoa Anh Đào 2012.
   Kế đến là lời phát biểu của Niên trưởng Lê sơn Thanh Phụ tá Hành chánh Tổng Nha CSQG/VNCH.  Với tuổi đời ngoài 90, niên trưởng Lê sơn Thanh, bằng lời nói rất dỏng dạc, rõ ràng, chân tình và rất khiêm tốn khi cho rằng ông đã từ miền Tây nắng ấm của nước Mỹ về đây gặp khí hậu thay đổi tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, lại là nơi trung tâm quyền lực của Hoa Kỳ và cũng là cái nôi chính trị của cả thế giới…Trước hết , niên trưởng cho biết ông rất mến phục Hội Thân Hữu Cựu CSQG Vùng HTĐ và Phụ Cận đã có nhã ý và quyết tâm thực hiện ý định tổ chức Đại Hội Hoa Anh Đào 2012 một cách thành công mỹ mãng quy tụ được nhiều niên trưởng và nhiều chiến hữu CSQG từ khắp nơi ở Hoa Kỳ và ngoại quốc về đây để có dịp gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách…. Ông cũng cho biết, đứng trước một cử tọa rất đông và khả kính tại vùng đệ nhất quan trọng nầy của Hoa Kỳ, e rằng ông không đủ bình tĩnh để nói lên nỗi lòng của mình…Tuy nhiên với giọng nói rất rõ ràng, lôi cuốn, ông đã sơ lượt về sự hình thành và diển tiến của Ngành CSQG mà khởi đầu là sự hội nhập của hai ngành riêng biệt: Ngành Công an, có từ thời vua Bảo Đại (đảm trách tình báo ) và ngành Cảnh Sát ( lo về trật tự xã hội ); hai bộ phận riêng biệt nầy được sát nhập thành Lưc lượng CSQG kể từ tháng 6 năm 1963, dưới thời Đại tá Nguyễn văn Y làm Tổng Giám đốc thứ Tư và cũng là TGĐ sau cùng của nền Đệ I Cộng Hòa…Thời gian trôi qua, ngành CSQG đã phục vụ cho đất nước và cũng đã nỗi trôi theo vận nước đến ngày VNCH bị bức tử. Trong thời điểm và giai đoạn nầy, ngành Cảnh Sát cũng có nhiều thành viên đã tuẩn tiết để khỏi phải đầu hàng hay phải lọt vào tay bọn Sộng sản vô thần. Ông rất ca ngợi những tấm gương tuẩn tiết hy sinh bằng độc dược của Chuẩn tướng Trần văn Hai, người đã một thời làm TGĐ Cảnh Sát Quốc Gia. Trung tá Nguyễn văn Long tự sát trước Quốc hội VNCH ngày 30 tháng 4 năm 1975. Thiếu tá Trần Hàn đã tự vận trong tù, sự hy sinh của 40 chiến hữu CSQG khác đã tự vận trong những ngày nầy, và còn nhiều , nhiều người Cảnh sát nữa đã lấy cái chết để đền nợ nước.Thật đáng trân quý cho những tấm gương cao cả đó.
Trong phần kết của lời phát biểu, niên trưởng Lê Sơn Thanh không quên kêu gọi các thành viên Cảnh sát, các Hội Cảnh Sát phải một lòng đoàn kết, giử vững lập trường chính nghĩa Quốc gia tích cực hợp tác với các tổ chức Cộng đồng tại địa phương để cùng nhau đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho quê hương cũng như sớm giải thể chế độ Cộng sản khát máu tại Việt Nam.
Tiếp theo là phần phát biểu của ông Đỗ hồng Anh, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam vùng HTĐ và phụ cận. Theo ông Đỗ hồng Anh, trước năm 1975, lảnh thổ VNCH đã được quân đội và nhân dân dầy công bảo vệ, trong đó cũng có những ngưòi
“ bạn dân “,người CSQG. Nhưng hầu hết các chiến công của quân đội thưòng được nhắc đến còn các thành quả an dân của người Cảnh sát kể cả các sự hy sinh của họ thì ít được ai biết đến…Ngay khi miền Nam bị lọt vào tay Cộng sản, dỉ nhiên không phải do ta ương hèn tháo chạy mà do đồng minh của chúng ta đã bỏ  chạy trước chúng ta và các chiến hữu CSQG cũng đã phải vào các trại tù của Cộng sản và họ ở tù rất lâu.
Nơi phần cuối của lời phát biểu, ông Đỗ hồng Anh rất mong Hội Thân Hữu Cựu CSQG/VNCH vùng HTĐ và Phụ cận sẽ tiếp tục sát cánh cùng hoạt động với Cộng đồng tại địa phuơng hầu làm cho Cộng đồng nầy thêm vững mạnh và sớm giải thể chế độ Cộng sản để chúng ta trở về cấm ngọn cờ vàng chính nghĩa trên quê hương thân yêu Việt Nam của chúng ta, và ngày nầy sẽ không còn xa…
Không khí càng sôi động khi đến phần thuyết trình của Giáo sư Tiến sĩ Trần an Bài qua đề tài : “ Sắc thái chính trị của Hoa Anh Đào “ Tuy vào thời điểm nầy là lúc mà mọi người cùng nhau thưởng thức các món ăn của nhà hàng Thần Tài, MC Thái văn Hòa đã tha thiết yêu cầu quý khách trong khi ăn ráng giữ yên lặng để cho phần phát biểu của Giáo sư Trần an Bài được kết quả tốt.  Bằng một lối diển tả rất lôi cuốn người nghe, tiến sĩ Trần an Bài đã làm cho mọi ngưòi chăm chú nghe và liên tiếp những tràng pháo tay tán thưởng. Bắt đầu câu chuyện, ông cho là dạo sau nầy, đi đâu cũng nghe người Việt trong Cộng đồng thường hỏi : “ Anh là ai ?”… Ông rất tán dương nhạc sĩ Việt Khang, chỉ với 2 bản nhạc mà đã làm cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải khiếp sợ, phải bắt nhốt anh biệt tăm biệt tích. Điều nầy nói lên rằng bọn Cộng sản Việt Nam hiện giờ rất yếu mới có hành động đàn áp như vậy. Nếu chúng đủ mạnh thì cho dù nhạc sĩ Việt Khang có làm bao nhiêu bài ca như thế đi nữa, chúng cũng không run sợ đến nỗi phải bắt nhốt Việt Khang như thế. Bởi lý do đó cho chúng ta biết chắc chắn là bọn Cộng sản Việt Nam hiện tại rất yếu, chúng đang dẫy chết và chúng sẽ chết trong nay mai, một ngày không xa. Dịp nầy ông cũng cho biết là đã từng biện minh cho việc Chuẩn tướng Nguyễn ngọc Loan dùng súng lục hạ sát tên cán bộ đặc công Việt cộng ( tên 7 Lém ) tại Thị nghè đã bị phóng viện Adam chụp hình vào trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968 là vô tội…Sau đó, ông đã lần lượt trình bày nhiều vấn đề rất lôi cuốn đã được nhiều lượt vỗ tay tán thưởng.
 Trở lại với danh xưng “Hội Ngộ CSQG Mùa Hoa Anh Đào 2012 “,T/s Trần an Bài cho là những người từ phương xa về đây tuy với mục đích là ngắm Hoa Anh Đào. Có người lại cho rằng “ Kỳ nầy bị xuôi quá vì Hoa Anh Đào đã nở hết rồi…”. Nhưng ông lại cho là đâu có xuôi gì đâu: Vì mọi người về đây chủ yếu là để gặp lại nhau và khi bước vào nhà hàng nầy, ông thấy tất cả những vị nữ lưu đều là những đóa Hoa Anh Đào, đẹp tuyệt vời. Đó là những đóa hoa mà chúng ta về đây để được gặp…Còn ngày hôm sau nếu đến DC để du ngoạn, xem các di tích lịch sử…mà nếu có Hoa Anh Đào Nhật bản thì ngắm, còn không có thì thôi, chẳng phải là xuôi gì cả. Lúc nầy mọi người đều vỗ tay reo hò tán thưởng nhất là các thành viên trong BTC đã ngầm ý cám ơn T/s đã “đỡ đạn “ cho BTC trong việc đoán sai ngày “ cherry blossom “ tại HTĐ năm nay. Một lần nữa, xin cám ơn thầy Trần an Bài. Phần kết luận của bài thuyết trình cũng rất ý nghĩa, ông cho là những người  trong nước đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, nhân quyền…như Việt Khang cũng như tất cả những người đấu tranh khác đang bị cầm tù giống như những nông dân đã đỗ bao nhiêu mồ hôi, công sức, bị tù đày, đánh đập có khi còn bị sát hại…là họ đã gieo những hạt giống cho mảnh đất Việt Nam để mong rằng dân Việt Nam sẽ có được một vụ mùa thành công từ những hạt giống tốt đó. Ông khuyên chúng ta hãy yểm trợ cho người quốc nội hầu sớm có một ngày về quê hương Việt Nam để vui hưởng một vụ mùa trong vinh quang…Và Sài gòn hãy chờ đợi chúng ta như chờ đợi một ngưòi tình qua hai câu trong bài thơ của một vị sĩ quan Cảnh sát tóc đã bạc màu, nhà thơ Lão Mã Sơn, cũng đang có mặt trong buổi tiệc:
                  “ Sài gòn ơi, hãy ráng chờ ta trở lại
                 Trong một ngày rất gần, chẳng xa đâu…”

Phần thuyết trình của tiến sĩ Trần an Bài rất tuyệt vời với những tràng pháo tay
vang dậy làm cho BTC cũng thơm lây với kết quả tốt đẹp nầy.

Đến phần văn nghệ:  Sau vài bản nhạc mở đầu của các ca sĩ trong ban nhạc The Red  Sun là phần trình bày của nam ca sĩ Thiền Vị rất được cảm tình với nhiều tràng vổ tay khen thưởng qua các nhạc phẩm: Lặng thầm, Tình Lính, Đường xa ước mơ…Tiếp đó là nhạc phẩm “ Chiều mưa trên phố “ do hậu duệ Nguyễn Thụy Vi, con của chiến hữu Nguyện văn Thạnh ( VA ) đã được hoan hô nhiệt liệt. Hai nàng dâu của ngành Cảnh sát về từ Minesota cũng lần lược trình bày hai nhạc phẩm: Anh là ai ? và “ Cả nước đấu tranh “( song ca ) cũng được khen thưởng vang rền.  Đến đây là sự xuất hiện của nữ danh ca đến từ California mà mọi người đang chờ đợi: ca sĩ Diễm Liên cũng đã đươc chào đón với những tràng pháo tay nồng nhiệt qua những lời tâm tình rất dể thương và các bài ca : “Anh là ai ? “( do khán giả yêu cầu hát thêm vì trước đó đã được trình bày ), “Anh còn nợ em “, “ Em còn nhớ mùa Xuân “…Lại một lần nữa, cả nhà hàng trở nên sôi động với sự trình diện của nữ ca nhạc sĩ đấu tranh Nguyệt Ánh là ái nữ của cố Đại tá Nguyễn văn Y , nguyên là Tổng GĐ CảnhSát Công An từ thời Đệ I Cộng Hoà mà nhiều người đã biết. Sau vài lời tâm sự với khán giả về thân phụ của mình với ngành Cảnh Sát, những lời thăm hỏi chân thành đến toàn thể khán giả và nhất là quý niên trưởng cũng như các chiến hữu CSQG từ xa về, ca sĩ Nguyêt Ánh xin phép được mời hai người em là Thu Vân và Trung Thành lên sân khấu để cùng hát. Ba chị em đã tạo một bầu không khí rất hùng hồn làm rung động lòng người qua ba nhạc phẩm: “Bài ca hội ngộ “, “ Thề không hề phản bội quê hương “ và “ Cờ bay “. Đặc biệt với bài “ Cờ bay” để kỷ niệm 40 năm Mùa Hè Đỏ Lửa, trận đánh An Lộc ( 1972- 2012 ):
                    “An Lộc Địa sử ghi chiến tích,
                     Biệt Kích Dù vị quốc vong thân…”
Cả nhà hàng hầu như sống lại những ngày chiến thắng mùa hè năm 1972: Một rừng cờ vàng ba sọc đỏ được phất cao khắp nhà hàng trong khi ca sĩ Nguyệt Ánh cùng hai người em và ban nhạc đã tuyệt vời đàn, hát làm rung động lòng người tưởng chừng như chúng ta đang chiến thắng , đang dơ cao ngọn cờ chánh nghĩa VNCH ngay trên mảnh đất quê hương thân yêu Việt Nam của chúng ta…Xin được cám ơn ca sĩ Nguyệt Ánh, hai người em, Thu Vân và Trung Thành,   ban nhạc The Red Sun và toàn thể mọi người đã tạo cho buổi tiệc những giây phút thật sống động mà  cho tới giờ nầy người viết bài cũng còn thấy nao nao trong lòng…
 Không khí lại trầm ấm trở lại để chúng ta nghe ngâm “ Bài thơ nhớ Huế “ sáng tác của cố thi sĩ Tô Kiều Ngân do cô Tâm Mỹ, một nàng dâu của Cảnh Sát rất xuất sắc diển ngâm. Chương trình Văn nghệ  lại đưa đến một màn cũng hết sức đặc sắc là sự hội ngộ kỳ thú giữa hai người học trò của Học Viện CSQG/ VNCH đó là hai vị hiện giờ thuộc hai tôn giáo cùng lần lượt trình bày hai nhạc phẩm được sáng tác và đã được kín đáo hát trong các trại tù cộng sản và bây giờ còn nhớ lại để cống hiến cho đêm nay: Chiến hữu  Nguyễn thanh Giàu, ( Nam California, 9 năm tù Cộng sản ), Hội trưởng Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Nam California, với nhạc phẩm “ Tù ca Babylone “ do LM Nguyễn Thanh sáng tác trong tù. Chiến hữu Phạm hữu Trung ( 13 năm tù ) mà hiện giờ là Đại đức Pháp Quang, ( VA ), qua nhạc phẩm: “ Triền đồi buồn hiu “ một sáng tác trong tù của Đại Úy Thọ, CTCT Dù… Buồn, buồn đến nỗi MC Thái văn Hòa phải xin lỗi mọi ngưòi vì hai “ ca sĩ “ nầy đã khơi lại nỗi buồn qua hai bài ca đầy nước mắt nói lên tâm sự của những người tù khổ sai dưói chế độ đê hèn của bọn Cộng sản Việt Nam tham tàn, gian manh.
Trời cũng đã về khuya, đến đây là lời phát biểu của chiến hữu Nguyễn Nhi, Phó Ban Tổ Chúc, để cảm tạ quý vị quan khách, quý Đơn vị Truyền thông, Báo chí, quý niên trưởng , quý chiến hữu, quý phu nhân, quý thân hữu cùng toàn thể gia đình từ mọi nơi về dự, tất cả quý Mạnh thường quân, các Thiện nguyện viên, các ca sĩ, ban nhạc The Red Sun, các chuyên viên quay phim, chụp ảnh, nhà hàng Thần Tài, các hội viên Hội Cảnh Sát vùng HTĐ và Phụ cận cũng như anh em trong BTC đã góp phần cho sự thành công của lần Đại Hội nầy nhất là cho buổi tiệc đêm nay được vui tươi cùng với những thức ăn ngon miệng.
Buổi Dạ tiệc Dạ vũ sau đó vẫn tiếp tục phần Dạ vũ cho đến khuya do các ca sĩ Thiền Vị, Diễm Liên… thay nhau trình bày những bản nhạc thật hấp dẩn phù hợp cho sàng nhảy.
 * Chương trình du ngoạn Washington DC và  New York: ( do hai chiến hữu Nguyễn Nhi và Hồ văn Tâm hướng dẩn trên hai xe bus ).
Bên cạnh hai buổi tiệc đầy ấp kỷ niệm trong tình thầy trò, tình đồng nghiệp cũng như tình đồng hương thân thiết, quý niên trưởng, quý chiến hữu đồng nghiệp và gia đình cùng thân hữu gần xa đã được BTC hướng dẩn đi du ngoạn để thăm viếng các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử cũng như thưởng ngoạn vẽ đẹp rực rỡ của Hoa Anh Đào vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày Nhật Bản hiến tặng cho Hoa Kỳ
( nhưng rất tiếc năm nay Hoa Anh Đào lại nở sớm hơn một tuần so vói thời gian mà BTC dự đoán và tổ chức lễ hội, cũng do đó mà trong bài thuyết trình, T/s Trần an Bài đã “đỡ “ cho BTC như đã nói ở phần trước).
- Du ngoạn Washington DC: Sáng sớm ngày 1 tháng 4 năm 2012, phái đoàn du ngoạn Thủ đô Hoa Thịnh Đốn rất đông , đầy trên hai xe bus lớn (độ 100 người ). Đến Washington DC phái đoàn đã tuần tự xuống xe và chia ra nhiều cánh đi xem hoặc viếng danh lam thắng cảnh vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn gồm nhiều nơi như Viện Bảo Tàng, Tòa Bạch Ốc, Toà nhà Quốc Hội, Vườn hoa, Đài Kỷ niệm Washington Monument ( Cây viết chì ), Space Museum…
Chiều về phái đoàn được một lần nữa quay quần bên nhau cùng với BTC trong buổi tiệc tại nhà hàng Hồng Kông đối diện Trung tâm thương mại Eden. Tuy đi cả ngày, “ Anh hùng thắm mệt “ nhưng ai cũng vui vì được bên nhau qua mấy ngày gặp gở. Mọi người quên đi nỗi nhọc nhằn mà chỉ biết cùng nhau tâm sự chuyện trò…,đến trời tối mới chịu chia tay trở về nhà hoặc khách sạn để nghĩ ngơi và sẵn sàng cho cuộc du ngoạn sáng ngày hôm sau.
 - Du ngoạn New York:   Sáng sớm ngày 2 tháng 4,  sau khi ăn sáng như thường lệ tại khách sạn Best Western, Fallschurch.  mọi nguời lần lượt lên 2 xe bus để trực chỉ hướng đến New York mà chủ yếu là ghé thăm Tượng Nữ Thần Tự Do và phố thị ở thành phố New York, trung tâm quyền lực kinh tế của Hoa Kỳ và của cả thế giới…Tuy trời khá lạnh nhưng ai cũng thấy lòng mình được sưởi ấm bởi mối thâm tình của những đồng nghiệp thân thương, những người đồng hương quý mến cùng trong cảnh ngộ lưu vong nơi xứ lạ quê người mà đã 36 năm qua kể từ tháng Tư đen, ngày Miền Nam bị bức tử rơi vào tay bọn Cộng sản vô thần. Trên chiếc tàu chạy vòng quanh tượng đài Nữ Thần Tự Do khí hậu thật lạnh, trên thì gió thổi mạnh,
dưới thì nước hồ và mưa lất phất lạnh vô cùng thế mà các máy hình của những nhiếp ảnh gia tài tử cũng như chuyên nghiệp vẫn thi nhau chớp đèn để ghi lại những hình ảnh kỷ niệm mà tưởng chừng như sẽ không thể nào tìm  lại được…Tưởng cũng cần nhắc lại là trên mỗi chuyến xe bus quý niên trưởng, quý chiến hữu và thân hữu đã thay nhau đóng góp ý kiến, tỏ bày tâm sự, trình bày các nhạc phẩm cũng như kể chuyện trong tù…thật là vui và đầy ý nghĩa. Đặc biệt trên mỗi xe mọi người đều được xem “ sốp dẽo “ các DVD vừa thâu lại diển tiến của hai buổi tiệc Tiền Hội Ngộ và Tiệc Xuân Hoa Anh Đào 2012 trong hai ngày 30 và 31 tháng 3 năm 2012 vừa qua…
Tối hôm đó, tuy có hơi thắm mệt nhưng lại cũng là một đêm canh thức cho một số chiến hữu có nhiều tâm sự cũng như thích làm bạn với “ Thần ve chai “. Có lẽ cũng vì buồn khi được biết hôm sau lại có một số chiến hữu phải tạm chia tay để trở về
“ cố quận “ cho nên các anh em đã mượn rượu để giải phá cơn sầu và cũng để nói lời tạm biệt…
Hôm sau, 3 tháng 4 năm 2011, một mặt BTC sắp xếp đưa quý vị về trước ra phi trường và mặt khác lo xe cộ để cùng một số chiến hữu còn ở lại tiếp tục đi du ngoạn. Phái đoàn do chiến hữu Đỗ như Thạch hướng dẩn lại lên xe nhắm hướng Thạch động Luray Caverns mà thẳng tiến. Phái đoàn đi trên các xe van cá nhân với khoảng 30 người còn ở lại có lẽ vì quá lưu lưu luyến Miền Đông gồm các niên trưởng, các chiến hữu và gia đình đến từ Nebraska, Minesota, Georgia, California nhiều nhất là Bắc California…Ai cũng thích thú cho chuyến đi Thạch động nầy. Hình ảnh kỷ niệm đã tràn đầy trong các memory chip của những máy chụp hình cá nhân. Thật là khó quên cho những kỷ niệm ngàn năm một thuỡ nầy…
Hôm 4 tháng 4 lại có một số chiến hữu lên đường trở về “ nguyên quán “, số còn lại thì tiếp tục dạo phố, mua sắm tại khu Eden hay thăm viếng người thân… Chiều tối hôm đó quý niên trưởng và chiến hữu cùng gia đình và đa số các thành viên trong Ban Tổ chức cũng như Ban Chấp Hành hội Thân Hữu Cựu CSQG/VNCH Vùng Hoa Thịnh Đốn và phụ cận vào khoảng trên 50 người lại quy tụ về nhà cô con gái của chiến hữu Hà văn Sang dự một buổi tiệc chia tay: “ Tôi tiển anh lên đường “ Đến giờ  nầy còn lại quý niên trưởng và quý phu nhân như n/t Trần an Bài, n/t Hồ anh  Triết, n/t Ngô phi Đạm , các huynh trưởng ,chiến hữu và các vị phu nhân lại một lần nữa được tâm sự cùng nhau trong không khí rất thân tình cởi mở, trong tình thầy trò, tình đồng nghiệp mà xem chừng như trong tình gia đình. ( Còn nhớ hôm đó anh Trần quốc Nại, môt“ chuyên viên “ xúi dục vỗ tay, đặc biệt cám ơn tấm lòng của chị Nguyễn ngọc Thụy, trước khi về dự Đại hội đã bị bịnh khá nhiều mà không chịu trả vé máy bay, vẫn cương quyết về đây và nghe đâu trên chuyến bay trở về Bắc Cali hôm 5 tháng 4 chị lại bị xĩu, BTC rất trân quý tấm lòng nhiệt tình của anh chị Thụy và còn nhiều anh chị khác nữa không thể kể hết được,mời xem hình…) Buổi tiệc này vui thì có vui mà buồn thì cũng rất nhiều vì mọi người sắp phải nói lời từ biệt để rồi phải lưu luyến xa nhau vào sáng sớm ngày 5 tháng 4 năm 2012 cũng là lần chia đợt tay sau cùng với các phái đoàn từ xa về.
Trong tổ chức lần Đại Hội nầy, bên cạnh những khiếm khuyết ngoài ý muốn, BTC cũng được niềm an ủi là với sự cố gắng của mỗi thành viên nên mọi việc cũng được
“ thuận bườm xuôi gió “. Với thành phần nhân sự ít ỏi, BTC ngại nhất là việc đón và đưa khách từ xa nhưng nhờ sự nhiệt tình của mọi anh em trong BTC cùng sự tiếp tay của các thiện nguyện viên, các hậu duệ,  nhất là của trưỏng ban đón đưa, chiến hữu Trần văn Thập cùng sự tiếp tay rất tích cực của ch/h Lê bá Mỹ và các thành viên khác nên công việc nầy đã  đạt được kết quả tốt đẹp và được khen ngợi. BTC xin cám ơn: các chuyên viên quay phim, chụp ảnh, anh Dũng nhà in Focus Press Inc, và nhà in ở Maryland ( anh chị Đạm, đặc biệt xin cám ơn anh chị Đạm cũng là người đã mở Website cho việc tổ chức Đại hội cũng như đã để lại cho Hội CSQG / HTĐ sau nầy ) đã giúp phần in ấn các poster, flyer, vé mời, thư cám ơn…rất đẹp mắt, các thiện nguyện viên: Phương Quang, Hà Vân, Kim Anh, Trang Triệu, Kim Dung, các hậu duệ : Thái luân Nguyễn, Thụy Nguyễn, Tuấn Hồ, Chinh Nguyễn, Quỳnh Trần, Kelly Hà…) cũng không quên cám ơn MC Thái văn Hòa, Nguyễn ngọc Tuấn đã nhiệt tình tiếp tay với MC địa phương và kỷ sư Nguyễn văn Khôi ( Bắc CA ) phụ  giúp BTC đúc kết danh sách từ xa về, phân phối các phòng ở khách sạn…Nhờ có sự yểm trợ nhiệt tình của quý niên trưởng , quý đồng nghiệp, quý phu nhân từ xa về cũng như tại địa phương cùng quý Mạnh thường quân và thiện nguyện viên giúp  đở nên mọi việc mới được kết quả rất khả quan.

Người ta thưòng nói cuộc vui nào rồi cũng tàn, cuộc tình nào rồi cũng tan…nhưng cuộc tình của tất cả những người tham dự Hội Ngộ Cảnh Sát Quốc Gia Mùa Hoa Anh Đào 2012 tại Hoa Thịnh Đốn lần nầy chắc chắn sẽ không tan mà sẽ còn lưu giữ mãi trong lòng mọi ngưòi từ nhiều nơi về cũng như của tất cả các thành viên của BTC và Hội CSQG tại vùng Hoa Thịnh Đốn. Dỉ nhiên, trong việc tổ chức cho dù có cố gắng đến đâu cũng vấp phải những khuyết điểm nên BTC cũng nhờ sự thông cảm của tất cả quý niên trưởng , quý đồng nghiệp và thân hữu mà bỏ qua cho.
Nhìn chung lần Đại Hội nầy đã tạo được một không khí vui tươi cũng như đem lại sự gần gũi của những đồng nghiệp với nhau trong tình thầy trò, tình huynh đệ rất đáng trân quý. Quý niên trưởng , quý huynh trưởng, quý đồng nghiệp và quý phu nhân đã giúp cho BTC và Hội Thân Hữu Cựu CSQG vùng HTĐ và Phụ cận có được một niềm tự hào là người CSQG/ VNCH chúng ta vẫn còn đây, vẫn luôn đoàn kết bên nhau cho dù chúng ta đã cùng với nỗi thăng trầm của vận nước trong cuộc sống lưu vong nơi xứ lạ quê người sau khi quê hương thân yêu đã rơi vào tay bọn Cộng sản vô thần khát máu từ tháng Tư đen năm 1975.
Quý niên trưởng,quý đồng nghiệp giờ nầy đã xa chúng tôi muôn vạn dậm nhưng những hình ảnh thân thương, những tiếng nói ngọt ngào, triều mến của hôm nào nơi Đại hội như còn vang lại đâu đây trong ký ức của chúng tôi một nỗi niềm luyến lưu khôn tả…Mong rằng lần gặp gỡ nầy là một kỷ niệm còn lưu giữ mãi trong lòng mọi người.
   Hy vọng chúng ta, những người Cảnh Sát luôn gắn bó với màu cờ sác áo sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau nữa bởi lẻ:
                  “ Tạm biệt chớ đâu đà vĩnh biệt,
                     Xa khơi chưa hẵn đã ngàn khơi…”
Kính chúc toàn thể quý vị và gia đình luôn có sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc. Hẹn gặp lại quý vị vào một ngày đẹp trời sắp tới.


                                                                                   Hà Nguyên ( Hà Bá )
                                                                                     ( Virginia, 2012 )



Hình ảnh hoa anh đào vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.


















Thủ Đô Mỹ Kết Thân Châu Á: Lễ Hội Hoa Anh Đào

Hàng cây hoa anh đào nhìn ra hồ giữa thủ đô Washington DC..

Tượng Nữ Thần Tự Do tại Nữu Ước biểu lộ sự giao hảo thân tình của 2 dân tộc Hoa Kỳ và Pháp Quốc, đó là quà tặng của dân chúng Pháp tặng công dân Mỹ, sau khi với sự giúp đỡ của Pháp Quốc, Hoa Kỳ đã thành công trong cuộc chiến tranh dành Độc Lập từ Anh Quốc.
Những cây Anh Đào đến từ Nhật Bản, do thành phố Đông Kinh (Tokyo) tặng thành phố Hoa Thịnh Đốn (Washington DC), trải qua những giai đoạn cam go trong lịch sử của 2 dân tộc, điển hình là Cuộc Không Kích Hạm Đội Thái Bình Dương tại Trân Châu Cảng và 2 quả bom Nguyên Tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki, hiện nay là một sự kiện đặc biệt thường niên của thủ đô Hoa Thịnh Đốn, đó là Lễ Hội Hoa Anh Đào Mùa Xuân từ hạ tuần tháng ba đến thượng tuần tháng tư. Lễ Hội sẽ tưng bừng khai mạc tại ven hồ Tidal Bassin, nơi có Japanese Pagoda, các cuộc trình diễn văn nghệ (ngoài trời tại Jefferson Memorial và trong Kennedy Performing Arts Center), cuộc diễn hành trên Constitution Avenue (trước White House) , các cuộc tiếp tân, triển lãm tại Oriental Mandarin Hotel. Tất cả trong khung cảnh 3,000 cây cối nở rộ Hoa Anh Đào khắp thủ đô Hoa Thịnh Đốn tại khu đền đài lăng tẩm.
Năm nay đánh dấu 100 năm, ngày bà Helen Taft, phu nhân của tổng thống Mỹ và nữ bá tước Iwa Chinda, phu nhân của đại sứ Nhật; đại diện 2 quốc gia xới đất để trồng 2 cây Anh Đào đầu tiên trong tổng số khoảng 3,000. Đó là một ngày đầu Xuân vào hạ tuần tháng 3 năm 1912, trời rất lạnh và 2 phu nhân trong những áo ấm và áo khoác dầy cộm cùng với các cộng sự viên, cho các cây Anh Đào được êm đềm toạ lạc sau khi đã vượt đại dương qua khoảng cách nửa vòng địa cầu.
Khi ông William Howard Taft là tổng thống vào năm 1909, thủ đô không nhiều lăng tẩm đền đài như hiện tại, chưa có Jefferson Memorial và Lincoln Memorial. Được biết đệ nhất phu nhân Taft đã viếng Nhật Bản và ưa thích cây Anh Đào, nên ông bộ trưởng Canh Nông David Fairchild và nhà văn có tiếng Eliza Scidmore, có dịp thăm nhiều nơi và thích Hoa Anh Đào, đề nghị lên phu nhân tổng thống dự án trồng cây Anh Đào quanh hồ Tidal Bassin để làm tăng vẻ mỹ thuật của thành phố như tổng thống Taft mong muốn; ông tâm tình ý định đó cùng vợ và bà đang cân nhắc nhiều dự án.
Cũng thời gian đó ông Jokichi Takamine, một hoá học gia nổi tiếng của Nhật Bản làm việc tại Nữu Ước, ông đang cố gắng thuyết phục ông thị trưởng và hội đồng thành phố trồng cây Anh Đào dọc theo bờ sông Hudson, một cử chỉ biểu lộ hy vọng 2 dân tộc sẽ có những liên hệ tốt đẹp hơn là tình trạng khá gay go lúc bấy giờ, hơi căng thẳng trong khoảng thời gian nói trên.
Khi viếng thăm Hoa Thịnh Đốn và biết đến dự án nói trên, ông đã hợp tác với tổng lãnh sự Kokichi Mizuno, sẵn sàng mua 2,000 cây từ Nhật, vận động tài chánh chuyên chở và đề nghị ông đô trưởng Đông Kinh sẽ đại diện Nhật Bản trao tới ông đô trưởng Hoa Thịnh Đốn đại diện Hoa Kỳ. Khi đệ nhất phu nhân Taft đồng ý thì đại sứ Kogoro Takahira liên lạc về Đông Kinh và hai ngoại trưởng tiến hành thủ tục ngoại giao. Đô trưởng Yukio Ozaki muốn tỏ lòng biết ơn Hoa Kỳ, quốc gia đã làm trung gian để có thỏa ước Portsmouth chấm dứt chiến tranh Nhật Bản - Nga Sô, nên đề nghị hội đồng thành phố mua biếu 2,000 cây Anh Đào vào năm 1909. Công ty vận chuyển hàng hải Nippon Yusen Line đảm nhiệm việc chuyên chở miễn phí xuyên Thái Bình Dương.
Mọi người đều hân hoan khi tầu cặp bến vào tháng giêng năm 1910, các hãng truyền thông loan tin khắp nơi. Nhưng khi Bộ Canh Nông kiểm soát thì nhận thấy nhiều cây bị mọt, có sâu bọ, nên hạ lệnh thiêu hủy toàn bộ.
Để tránh rắc rối ngoại giao, tân đại sứ Yasuya Uchida bay về Đông Kinh giải thích các biện pháp nghiêm ngặt bảo vệ lâm sản và canh nông của Hoa Kỳ và đề nghị mua tặng 3,000 cây Anh Đào, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ để tránh bị như lần trước và thành phố Đông Kinh chấp nhận điều này vào tháng 4 năm 1910. Sau khi qua thủ tục thanh tra gắt gao các cây này được chấp nhận cho nhập cảnh và chuyên chở đến thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào tháng 3 năm 1912.
Đô trưởng Ozaki viếng Hoa Thịnh Đốn 2 lần, lần thứ hai vào năm 1950, mặc dù chỉ mới 5 năm sau Thế Chiến song Quốc Hội Hoa Kỳ đã vinh danh cảm tạ ông về món qùa, những cây này không bị hề hấn nhiều, chỉ có không tới chục cây bị phá hoại, trong tổng số 3,000; mặc dù sự phẫn nộ của quần chúng sau trận không kích bất ngờ tại Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941, trong cuộc hành quân này, hải quân Nhật Bản đã tiêu diệt đa số chiến hạm trong hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Ông Ozaki đã "tức cảnh sinh tình" với bài thơ:
Nhìn hoa Đào nở rộ bên dòng Potomac
Ánh trăng vời vợi, hoa tuyết nhẹ rơi
Tôi biết đời mình giờ đã trọn
"Viewing the cherry blossoms by the Potomac
Enchanted by the moon and appreciating the snow
There I will find the end of my life"
Khi Lễ Hội Muà Xuân đầu tiên bắt đầu năm 1927, quan khách chính là hai cựu đệ nhất phu nhân, bà Helen Taft và bà Edith Wilson. Trong số 3,000 cây Anh Đào dọc theo hồ Tidal Bassin, nơi có Jefferson Memorial, Theodor Roosevelt Memorial, Martin Luther King Memorial; còn 100 cây trong tổng số 3,000 nguyên thủy được trồng vào năm 1912. Khí tượng gia chính yếu của Nha Lâm Viên Quốc Gia dự đoán là năm nay 2012, Hoa Đào sẽ nở rộ nhất từ 24 đến 31 tháng 3 năm 2012 .

                                                                       Nguyễn viết Kim

HOA ANH - ĐÀO  HOA -THỊNH - ĐỐN

       Sao anh không về…..thăm Hoa-Thịnh-Đốn ?  Xuân đã về rồi.
       Xuân của đất trời thì nơi nào cũng đẹp cả; riêng ở nơi đây, nét đẹp nổi bật khi Xuân về là   hoa anh đàoYoshino tưng bừng đua nở, phất phơ trước gió quanh hồ Tidal, nơi có đài tưởng niệm Tổng Thống Thomas Jefferson soi bóng. Do đó hoa đào ngày xuân đã trở thành biểu hiệu về nét đẹp thiên nhiên của thủ đô này.
        Hằng năm, khi “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” là lúc nụ tầm xuân chớm nở và cũng là dịp Hoa-Thịnh-Đốn mở Lễ hội Hoa Anh-Đào ( Cherry Blossom Festival ). Vào thời điểm này, hàng trăm ngàn du khách bốn phương từ Âu Châu, Nhật Bản và các tiểu bang xa đổ về đây du xuân trong các công viên rực rỡ hoa đào. Một sức sống bừng dậy sau một mùa đông dài với tuyết băng gía phủ.
        Dự đoán cho chính xác về cao điểm ngày hoa nở là cả một vấn đề khó khăn, vì cây cối tăng trưởng bị ảnh hưởng của thời tiết ấm lạnh của mấy tháng trước đó.  Tuổi của hoa chỉ có hai tuần, mà lịch trình ngày mở hội phải được ấn định trước cả năm để tiện cho công việc tổ chức và để du khách giữ chổ máy bay, giữ phòng khách sạn. Do đó có năm mở lễ hội gặp lúc hoa sắp tàn hay lúc hoa chưa nở rộ
        Theo truyền thống  vào mùa lễ hội thì xe hoa và ban nhạc của 50 tiểu bang đổ về đây, hàng hàng lớp lớp trình diển,.  Cộng đồng Nhật-Bản với y phục cổ truyền , như nam y phục võ sĩ đạo, nữ áo kimono diển hành theo xe “Hoa hậu Anh-Đào”. Kèn trống rầm rộ, xe hoa tưng bừng, ca múa nhịp nhàng…Thật là một ngày tràn đầy hân hoan của mọi người chào đón xuân sang.
        Sao lại có con cháu dân Phù Tang dự vào lể hội nầy ?  Nguyên là trước đây phu nhân tổng thống William Howard Taft, trong chuyến viếng thăm Nhật-Bản, yêu thích vẻ đẹp dịu dàng  và qúy phái của lòai hoa lạ ở Đông phương, nên năm 1912 Tokyo đã đem giống hoa anh đào     hiếm có này tặng cho Washington để thắt chặt tình thân hữu, và cũng để cám ơn Mỹ đã giúp trong hiệp ước Nga-Nhật năm 1906. Năm đó, năm 1912, có 12 loại đào với 3020 cây được du nhập vào đây, nhưng nay chỉ có Yoshino và Kwanzan là sung mãn vì hợp thủy thổ.
        Yoshino là giống hoa đào nổi tiếng nhất ở Nhật, vì dáng thướt tha qúy phái dịu dàng của nó. Hoa màu hồng phấn, tâm điểm hồng, nở tràn đầy trên cành dài đong đưa theo chiều gió, phảng phất hương thơm nhẹ nhàng. Giống Yoshino này được thấy nhiều nhất ở quanh hồ Tidal. Những cây từ thuở ban đầu, nay đã già nua nhưng vẫn còn phong độ, chen chân cùng thế hệ các cây con cháu,  mọc quanh bờ hồ, nghiêng mình soi bóng nước hồ xuân. Du khách đặc biệt trân qúy cổ thụ, đứng tựa gốc đào già, tay vịn cành hoa, chiêm quan phong cảnh, nhìn trời nhìn nước. Đua sắc cùng Yoshino, rải rác có Akebono, thân cây nhỏ hơn, có đài hoa màu hồng nhạt thật tươi thắm. Weeping Japanese cherry là loại đào rũ,như liểu rũ, cành mềm dài, uốn cong, rũ đều xuống gần mặt đất, màu hoa hồng thắm hơn đã lôi cuốn khá nhiều du khách dừng chân thưởng lãm.
        Kwanzan là anh đào mang tên một ngọn núi ở Nhật. Được thầy nhiều ở công viên Potomac. Dáng  cây cao lớn,vươn thẳng, hoa kép, nở từng chùm màu hồng, và nở trể hơn Yoshino vài tuần. Giống hoa này dễ trồng, nhưng không có dáng cao sang đài các, nên không quý lắm, và xuất hiện rất nhiều ở các khu gia cư, hầu như vườn nhà nào ở đây cũng có vài Kwanzan. Ngoài ra còn rải rác vài loại hoa đào hiếm hoi có tên gọi Fugenzo, Sargent, Usuzumi, Okame…
        Anh đào ở Hoa-Thịnh-Đốn cũng có cuộc đời buồn vui chia xẻ với thời cuộc, với chiến tranh. Tháng 12 -1941, có 4 cây đào vô tội bị kẻ vô danh đốn ngã thảm thương, tuy không tìm ra thủ phạm, nhưng được hiểu là do sự phẩn nộ, hận thù về  vụ quân Nhật dội bom xuống Đệ thất hạm đội ở Trân Châu cảng. Không rõ những năm đệ nhị thế chiến khốc liệt ở Thái Bình Dương thì hoa đào ở đây có còn được ưu ái chăm sóc không ?, có nở thắm tươi không ?, có dập dìu tài tử giai nhân đến viếng thăm như ngày nay không ? Dầu sao, sau chiến tranh, Mỹ-Nhật lại thắt chặt tình thân hữu hơn xưa và anh đào đã đóng vai trò như là sứ giả của tình thân hữu giữa hai quốc gia. Từ năm 1948, hằng năm đều có “Lễ Hội Hoa Đào” và đây cũng là dịp để du khách, quan chức Nhật đến HTĐ thắt chặt ngoại giao, ký kết hiệp ước thương mãi, kinh tế….
        Ngoài anh đào, xuân ở đây cũng rực rỡ màu sắc với muôn hoa khác. Dodwood màu trắng, màu hồng, với cánh hoa như hình cánh bướm. Một loài hoa khác có tên red-bud, nhưng màu hoa lại tím như hoa khế ở quê nhà, và nở tràn toàn cây theo cành mềm rũ xuống khi lá chưa nẩy mầm. Wisteria là giống cây leo, hoa màu tím nhạt, có điểm trắng, nở tràn đầy từng chuổi đong đưa theo chiều gió. Hoa đổ quyên, tên thật nên thơ, là hoa azalea. Đây là những bụi hoa thấp, thuộc loại evergreen, nở vào tháng Năm, rực rỡ với nhiều màu đỏ, hồng, trắng, tím. Đổ quyên dễ trồng ở vùng nầy, nên vườn nhà nào cũng có. Du khách thưởng lãm anh đào, không thể bỏ sót các vườn hoa thủy-tiên, tulip, pensies rải rác gần hồ Tidal.
     Nhân dịp về đây du xuân, mời khách dừng chân viếng các đài tưởng niệm các vị tổng thống,anh hào lừng lẫy trong lịch sử Hoa-Kỳ. Các đài nầy đều ở vùng quanh hồ Tidal. Đài kỷ niệm tổng thống Thomas Jefferson kiến trúc mái vòm xây bằng đá cẩm thạch trắng nổi bật bên bờ hồ Tidal. Ông là vị tổng thống thứ ba, một tài hoa đa dạng về khoa học, kiến trúc, âm nhạc, luật pháp…và là người đã thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập lúc mới 33 tuổi. Vị tổng thống này đã mua lại tiểu bang Louisiana từ Napoleon với giá 15 triệu dollars. Cũng bên hồ Tidal, đài kỷ niệm tổng thống Franklin Delano Roosevelt vừa hòan tất việc xây cất vào năm 1997, lôi cuốn được nhiều du khách vì có lối kiến trúc và điêu khắc độc đáo. Ông là vị tổng thống dặc biệt trong lịch sử Hoa-Kỳ đắc cử bốn nhiệm kỳ. ông bị polio, nhiều lúc phải ngồi xe lăn, nhưng đã lãnh đạo đồng minh đại thắng thế chiến thứ hai.
       Không xa, cũng bên bờ sông Potomac, gần cầu Roosevelt là đài tưởng niệm tổng thống Abraham Lincoln, vị tổng thống thứ 16, xuất thân con nhà nghèo ở vủng quê Illinois mà đã làm nên lịch sử vẻ vang. Ông là vĩ nhân của Hoa-Kỳ, đã giải phóng người nô lệ, đã dẹp yên được cuộc chiến Nam-Bắc tương tàn. Ông bị ám sát năm 1865. Thương thay!!  Ngọn tháp Washington Monument bằng đá cẩm thạch cao vút lên giữa vườn đào là nơi mà du khách không thể quên sót. Ông là vị cha già của dân tộc Hoa-Kỳ. Thang máy đưa du khách lên tận đỉnh tháp cao gần 170 mét, để từ đó nhìn ra toàn cảnh thành phố bao la bên dưới qua cửa sổ ở bốn mặt tháp. Khi trở xuống, ta có thể đi bộ qua 900 cấp thang để lần lượt xem 190 tặng phẩm mỹ thuật của các quốc gia trên thế giới lưu niệm.
       Bức tranh ngày xuân với hoa anh đào và muôn sắc hoa , cùng những tuyệt phẩm kiến trúc, điêu khắc, đang đón mời bạn về thăm thủ đô  nhân kỷ niệm đúng 100 năm hoa Anh Đào được trồng tại Hoa Thịnh Đốn.
       Xuân quyến rủ.  Xuân mong chờ bạn !
                                                                                                               Ngô Nẫm 


 *********************************************

Tháng Tư, Potomac, Hoa Anh Đào và tôi

Ngữ Quyên

Những ngày của thập niên 80 cứ mỗi 3 tháng tôi lại có dịp đi công tác ở New York, mỗi dạo như thế Huỳnh Thanh Phương lại đón tiếp. Phương và tôi cùng làm việc cho chương trình của người tỵ nạn Đông Dương những lần đến New York cả tôi và Phương đều đến Hoa Thịnh Đốn. “Hoa Thịnh Đốn không xa lạ gì với tôi…” tôi nói với Phương như thế và kể cho Phương nghe câu chuyện tình những ngày đầu tỵ nạn với Lisa Huệ, ngày ấy tôi hãy còn trẻ. Tiển Lisa ra xe bus ở khu trại 8 Camp Pendleton, California, đôi mắt em khuất sau cửa sổ chiếc xe bus, mái tóc dài óng mượt của cô bé mười tám che mất niềm hứa hẹn ngày gặp lại nhưng sau 3 năm đôi mắt ấy đứng trước cổng máy bay ở phi trường Dulles đón tôi. Phương bảo tôi kể tiếp, “rồi sao nữa?” Phương hỏi tới.Tôi chỉ trả lời ngắn ngủi “ thì Cậu tạm hiểu là định mệnh..” Với bạn , Phương rất chân tình và rất tôn trọng bạn hửu. Tôi còn nhớ mãi căn Apartment của Phương ở Brooklyn nơi anh đã chứa gia đình hơn 9 người mà anh đã bảo trợ và mỗi dạo tôi ghé New York anh nhất định “bắt cóc” tôi phải ở đó với anh để rồi anh nằm ngủ ở sofa .

Tôi vẫn thường đến Hoa Thịnh Đốn  với Phương nhưng chưa hề gặp Hội Hoa Anh Đào, tôi hứa hẹn “ cuội” mãi với Phương là tôi sẽ đến một lần  kể cả sau này Phương quyết định về định cư ở Virginia . “Sẽ đi thăm Cậu, thăm hoa anh đào”, lời hứa đó tôi không làm được dù đã hơn ba mươi năm trôi qua. Huỳnh Thanh Phương vẫn thường ca ngợi về mùa hoa đó của tháng tư Hoa Thịnh Đốn, anh còn bảo rằng  “Tớ đã travel nhiều nơi trên thế giới, cũng đã đến Nhật Bản vài lần nhưng tớ vẫn tương tư với Hội Hoa Anh Đào của Washington DC.  Cậu cứ tưởng tượng bên giòng sông Potomac, trên những nẽo đường  hoa anh đào nở rộ rất lã lơi, rất trữ tình. Cứ mỗi mùa hoa đến trong tháng tư là như tô thắm thêm những nét đẹp trong tình yêu tôi với Thủy.” Ông phi công này lãng mạn đến  không hiểu được.” Phương nói thì tôi tin bởi anh rất biết thưởng thức nghệ thuật, anh đã làm đẹp cuộc đời của mình như anh vẫn thích “ những gì đẹp”. Anh chàng phi công tâm hồn nghệ sĩ, thích chơi đàn và hát một mình, Phương có giọng hát rất ấm ( hình như Ông Pilot Vietnam nào cũng có giọng hát “rất Sĩ Phú” ?).Phương ca ngợi nơi chốn ấy cũng đúng thôi vì ấy là quê hương thứ hai của anh, quê hương của một người trai trẻ tuổi ba mươi nơi anh lớn lên với vợ và con, nơi anh bắt đầu lập nghiệp (lớn) thì mỗi năm hoa anh đào nở rộ ở các ngã đường là cho anh thêm hơi thở, thở với tình yêu anh đang có, thở để cuộc thăng trầm nào đã đến trong cuộc đời anh chỉ là một vệt nhỏ bình thường. Mới biết mỗi năm mùa hoa anh đào đã đến cho những người diễm phúc ở đó một đời an thản. Tôi được mong đến đó để bạn Phương tôi biết tôi giữ lời hẹn, để ít ra có một lần tôi biết thế nào là nỗi bình yên dù là phút chốc. Vậy mà đã bao năm tháng trôi đi như sao bay tôi vẫn chưa gặp lại Phương và Thủy.

Xin lỗi quý độc giả, tôi không còn viết được nữa vì phải gửi email cho một người bạn :

Sang thân mến,
Hôm qua nhận được email của Nguyễn Ngọc Tuấn và Thái Văn Hòa bảo rằng Hội Ngộ Hoa Anh Đào của Hội CSQG Vùng Hoa Thịnh Đốn được tổ chức vào những ngày cuố tháng ba và đầu tháng tư rất “hoành tráng”, Chương Trình Văn Nghệ có mời Diễm Liên phải không? Hôm nọ ăn trưa với Diễm Liên tao mới biết là hát cho chương trình của Hội CSQG vùng Hoa Thịnh Đốn, vậy thì chương trình này “xịn” lắm đấy. Nghe nói rằng Thái Văn Hòa và phái đoàn CSQG ở San Jose đi trên 15 người sẽ đến Washington DC vào thứ tư 28 tháng 3. Tuấn và Trần Văn Tý thì đã có vé trong tay, đặc biệt Tý có cô cháu ở Tokyo về Mỹ chơi, cô cháu sẽ tháp tùng để đến Washington DC, Tý bảo rằng cô cháu sinh sống ở Tokyo rất lâu và ao ước được đến đó nhân ngày Hội Hoa Anh Đào vì mọi người nói với cô là vẻ đẹp của Hoa Thịnh Đốn mùa hoa anh đào nở mới là romantic. Tao cũng đã nhận được cả email của Đỗ như Thạch với  hứa hẹn là cuộc Hội Ngộ Hoa Anh Đào sẽ đầy thích thú. Hội CSQG ở trên đó nhiệt tình quá, tao sẽ đi thôi.  Thứ nhất là mỗi dạo tổ chức các buổi họp mặt ở Cali anh em Washington DC rất sốt sắng đến tham dự, ví dụ lần tổ chức 40 năm Cựu SVSQ Khóa 3 Hoc Viện CSQG chẵng hạn. Lý do thứ hai để đi như tao đã từng tâm sự với mày trong bài viết “Sống thêm” là nếu có cơ hội để được gặp bạn bè những ngày cuối đời thì phải “lên đường “ thôi.  Có lần tao cũng đã từng nói “Không Đi Sẽ Tiếc” cơ mà.Tao gửi đây hai câu thơ của Ngọc Hoài Phương( anh ruột của Nguỳễn Ngọc Tuấn ):
                   
       “ Dẫu áo phong sương có bạc màu,
        cuối đời lưu lạc vẫn tìm nhau…”

Nhớ đón tao nhé, chuyến bay dài mà đến đó đứng lơ ngơ tao sẽ bị  “bắt cóc” và nếu có chuyện ấy thì kẻ bắt cóc tao mong là người khác phái. Mày có cần tao mặc áo dài khăn đống không để làm Ông Đồ?
Sau hết, nhờ mày ra Eden kiếm giúp tao người bạn củ, người bạn già thân thương của tao tên là Huỳnh Thanh Phương Cựu Phi Công Quân Lực VNCH và nói với Phương : Tao sẽ về Washington vào mùa Hội Hoa Anh Đào như đã bao nhiêu lần hứa hẹn.

Ngữ Quyên
Cali Feb 16th, 2012.